[:vi]Ở bài viết này, chúng ta sẽ xem xét những điều cơ bản cần biết về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, một phương pháp mà tất cả mọi người trong tổ chức của bạn nên tìm hiểu.
Công cụ tìm kiếm tìm kiếm những gì?
1) Sự liên quan
Công cụ tìm kiếm cố gắng cung cấp các kết quả có liên quan nhất cho truy vấn của người tìm kiếm, cho dù đó là một câu trả lời đơn giản cho câu hỏi “Ryan Gosling bao nhiêu tuổi?” (Câu trả lời mà Google có thể cung cấp mà không cần bạn phải rời khỏi SERPs (Search Engine Results Page – trang kết quả mà các trang tìm kiếm trả về cho người dùng)) đến những câu hỏi phức tạp hơn như “nhà hàng bít tết nào ngon và gần nhà tôi nhất?”
Làm thế nào các công cụ tìm kiếm cung cấp những kết quả này là thuộc về các thuật toán nội bộ của riêng nhà sáng chế mà có thể chúng ta sẽ không bao giờ thực sự biết được, nhưng có những yếu tố chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các kết quả này và tất cả đều dựa trên sự liên quan. Ví dụ: Vị trí, lịch sử tìm kiếm, thời gian trong ngày, năm, v.v.
2) Chất lượng nội dung
Bạn có thường xuyên đăng các bài viết, video hữu ích hoặc các thể loại phương tiện truyền thông phổ biến khác không? Bạn viết cho con người thật chứ không phải cho công cụ tìm kiếm? Nghiên cứu mới nhất từ Searchmetrics về các yếu tố xếp hạng chỉ ra rằng Google đang hướng tới những bài viết có nội dung dài hơn, những bài viết hiểu được ý định của khách truy cập thay vì sử dụng các từ khoá dựa trên các truy vấn tìm kiếm phổ biến để tạo ra nội dung.
Về cơ bản, hãy ngừng lo lắng về các từ khoá và tập trung vào trải nghiệm của người dùng.
3) Trải nghiệm người dùng
Có rất nhiều lợi ích mà SEO cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt nhất có thể. Bạn cần một trang web dễ điều hướng, có thể tìm kiếm rõ ràng với các liên kết nội bộ và nội dung có liên quan. Tất cả mọi thứ có thể giúp khách truy cập vào trang web của bạn và mong muốn khám phá thêm.
4) Tốc độ trang web
Tốc độ tải của các trang web đang trở thành dấu hiệu phân biệt cho công cụ tìm kiếm. Google có thể sớm dán nhãn các kết quả được lưu trữ trên Accelerated Mobile Page (trang trên thiết bị di động được tăng tốc), vì vậy đây có thể là ‘mobilegeddon’ của năm 2016.
5) Tương thích với thiết bị
Trang web và nội dung của bạn có được tối ưu hóa tương xứng với bất kỳ kích thước màn hình hoặc thiết bị nào không? Lưu ý rằng Google đã tuyên bố thiết kế có phản ứng nhanh là phương pháp tối ưu hoá cho thiết bị di động.
6) Liên kết nội bộ
Chúng ta đã nói về những lợi ích của việc đảm bảo trang web của bạn có hướng dẫn rõ ràng và dễ sử dụng, nhưng cũng có thực tế là biên tập viên và tác giả có thể thực hiện khi đăng các bài viết để giúp đẩy lưu lượng truy cập xung quanh trang web và có thể dẫn đến tín hiệu tin tưởng cao hơn cho Google: liên kết nội bộ.
Liên kết nội bộ có nhiều ưu điểm:
Liên kết nội bộ cung cấp cho khán giả của bạn các lựa chọn đọc thêm. Miễn là chúng có liên quan và bạn sử dụng văn bản neo rõ ràng (các từ được đánh dấu có thể nhấp vào trong bất kỳ liên kết nào). Điều này có thể giúp giảm tỷ lệ người xem thoát ra của bạn.
Giúp cải thiện xếp hạng cho các từ khoá nhất định. Nếu chúng ta muốn bài viết này xếp hạng cho cụm từ “SEO cơ bản” thì chúng ta có thể bắt đầu liên kết nó từ các bài viết khác sử dụng các văn bản neo tương tự. Việc làm này cho Google biết rằng bài đăng có liên quan đến những người tìm kiếm “SEO cơ bản”. Một số chuyên gia khuyên bạn nên thay đổi văn bản neo của bạn trỏ đến cùng một trang vì Google có thể nghi ngờ nếu sử dụng nhiều lần giống hệt nhau.
Giúp Google thu thập thông tin và lập chỉ mục trang web của bạn. Những Googlebot nhỏ được gửi đi để tìm kiếm thông tin mới trên trang web của bạn sẽ có ý tưởng tốt hơn về mức độ hữu ích và đáng tin cậy trong nội dung của bạn, những con bọ này thu thập thông tin liên kết nội bộ của bạn nhiều hơn.
7) Uy tín
Một trang web uy tín là một trang web được tin cậy bởi người dùng, các trang web và công cụ tìm kiếm khác. Theo truyền thống, liên kết từ một trang web uy tín rất có giá trị. Bạn càng có nhiều nội dung chất lượng cao, trang web của bạn càng trở nên có uy tín.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Searchmetrics nói trên, mối tương quan hàng năm giữa các liên kết và thứ hạng đang giảm dần, do đó có lẽ theo thời gian ‘các liên kết’ có thể không còn quan trọng đối với SEO như chúng ta từng nghĩ.
8) Thẻ Meta Description và thẻ tiêu đề
Việc có thẻ meta description sẽ không nhất thiết cải thiện xếp hạng của bạn trên SERP, nhưng bạn chắc chắn nên sử dụng trước khi đăng một bài viết vì nó có thể giúp tăng cơ hội nhấp vào trang web của bạn.
Thẻ Meta Description là một đoạn văn bản ngắn xuất hiện dưới URL của trang trong kết quả tìm kiếm, đó cũng là nơi bạn nên kiểm soát hoàn toàn trong CMS của bạn.
Viết ngắn gọn (dưới 156 ký tự là tốt), rõ ràng và đảm bảo có liên quan đến dòng tiêu đề và nội dung của bài viết.
Thẻ tiêu đề được sử dụng để cho công cụ tìm kiếm và khách truy cập biết những gì trang web của bạn đang nói tới một cách ngắn gọn và chính xác nhất có thể. Các từ khoá trong thẻ tiêu đề của bạn được hiển thị và đánh dấu trong kết quả của công cụ tìm kiếm (nếu truy vấn bao gồm những từ khoá đó), trong tab trình duyệt cũng như khi chia sẻ trang web của bạn.
Bạn có thể viết thẻ tiêu đề của riêng mình trong vùng <head> HTML của trang web:
<Head>
<Title> Tiêu đề ví dụ </ title>
</Head>
Bạn nên sử dụng một vài từ khoá chính xác mô tả trang cũng như tên thương hiệu của riêng bạn. Chỉ sử dụng các từ khóa có liên quan và điều quan trọng nhất cần xem xét là mặc dù bạn đang định dạng cho phù hợp với các công cụ tìm kiếm, bạn nên viết nội dung dành cho người đọc.
9) Schema Markup
Bạn có thể làm cho kết quả tìm kiếm xuất hiện hấp dẫn hơn bằng cách thêm schema vào HTML của các trang của bạn. Điều này có thể giúp biến kết quả tìm kiếm của bạn thành một sân chơi đa truyền thông, thêm xếp hạng sao, xếp hạng khách hàng, hình ảnh và nhiều thông tin hữu ích khác …
Schema cũng là phương pháp đánh dấu ưa thích của hầu hết các công cụ tìm kiếm bao gồm Google và nó khá dễ sử dụng.
10) Gắn thẻ hình ảnh
Nhiều người quên thêm thuộc tính khi họ tải hình ảnh lên phần nội dung. Điều này chắc chắn là điều bạn không nên bỏ qua vì Google không thể nhìn thấy hình ảnh của bạn nhưng có thể đọc được văn bản.
Bằng cách mô tả hình ảnh của bạn trong phần thuộc tính một cách chính xác nhất có thể, điều đó sẽ làm tăng cơ hội xuất hiện trong trang tìm kiếm hình ảnh của Google.
Việc này cũng sẽ cải thiện khả năng tiếp cận trang web của bạn đối với những người sử dụng phần mềm ‘đọc màn hình’.
11) Nội dung nóng bỏng
Thay vì làm cho internet sống động với một loạt những tin tức “nhanh” và ít thông tin, tại sao bạn không bạn không tập trung vào những nội dung mà độc giả quan tâm nhiều hơn.
Các bài viết có tính tư vấn sâu hơn, hữu ích và thực tiễn hơn có thể dẫn đến những thành công lâu dài trong việc thúc đẩy lưu lượng truy cập và chiếm nhiều vị trí dễ nhìn thấy trong SERPs.
12) Tên miền
Bạn nên sử dụng tên miền gốc của thư mục con (searchenginewatch.com/category/seo) thay vì tên miền phụ (searchenginewatch.category.seo.com) vì điều này tốt hơn cho cấu trúc trang web tổng thể của bạn.
Bạn cũng nên tránh sử dụng các dấu gạch nối (search-engine-watch.com) và các tên miền cấp cao nhất khác (.name .biz .info) vì chúng được coi là spam.
Việc có tên miền ‘giàu từ khoá’ có thể dẫn đến sự kiểm tra kỹ lưỡng từ Google. Theo Moz, Google có “các trang web được ưu tiên với các tên miền kèm từ khóa nhưng không có chất lượng cao. Việc có một từ khóa trong miền của bạn vẫn có lợi, nhưng nó cũng có thể dẫn đến sự kiểm tra kỹ lưỡng hơn và có thể có hiệu quả xếp hạng tiêu cực từ các công cụ tìm kiếm. Vì vậy hãy cẩn thận.”
Ngoài ra bạn nên đảm bảo rằng nếu bạn điều hành một trang web mà không có tiền tố www., ai đó nhập vào www.example.com sẽ vẫn được chuyển hướng đến trang web của bạn. Nếu điều đó không xảy ra, Google có thể coi đây là hai trang web khác nhau và khả năng xuất hiện của bạn có thể giảm xuống.
13) Tiêu đề và permalinks
Tiêu đề cho bài viết của bạn phải dưới 55 ký tự để đảm bảo chúng có thể hiển thị hoàn toàn trong SERPs. Hãy chắc chắn tiêu đề ngắn gọn, súc tích mà vẫn mô tả đầy đủ nội dung (điều này thường rất khó thực hiện). Chỉ cần tránh xa những tiêu đề clickbait (những tiêu đề câu like), đừng hứa hẹn những điều mà nội dung không cung cấp.
Các permalink (hoặc URL) mà bạn thường có thể thay đổi trong CMS (Content Management System – hệ thống quản trị nội dung) của bạn ngay cả sau khi nó đã được thiết lập tự động, và permalink không nhất thiết phải chính xác với các tiêu đề. Google đã tuyên bố rằng bạn có thể sử dụng từ ba đến bốn từ khóa và nên đặt từ khoá quan trọng nhất lên đầu.
14) Nhận xét
Đừng tắt hệ thống nhận xét của bạn. Có một cộng đồng những người thường xuyên bình luận, tham gia vào cuộc đối thoại dưới các bài đăng của bạn cho thấy rằng khách truy cập có quan tâm đến nội dung của bạn hoặc tự tạo ra các quan điểm có liên quan hoặc để ca ngợi hoặc phê bình bình bài viết. Dù bằng cách nào thì ít nhất mọi người cũng đang đọc nó.
Chỉ cần lưu tâm đến việc lọc ra các lời nhận xét spam hoặc ngay lập tức xóa bất kỳ comment tương tự. Chúng ta cũng nên thêm nofollow vào phần nhận xét của bạn để Google bỏ qua bất kỳ liên kết sai lầm nào có thể xuất hiện.
15) Local SEO
Google phục vụ kết quả cho người dùng dựa trên vị trí của họ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, những người muốn nắm bắt sự chú ý của người tìm kiếm vào đúng thời điểm, ví dụ trong khi đi bộ xuống phố, tìm trên di động một nơi để ăn.
Bạn nên đăng ký với Google Doanh nghiệp của tôi và đảm bảo rằng tất cả thông tin của bạn là chính xác và mới nhất, chẳng hạn như thời gian mở cửa, thông tin liên lạc, đánh giá của khách hàng và phân loại của bạn một cách chính xác.
16) Xã hội
Cách rõ ràng nhất để nâng cao tầm nhìn của trang web thông qua các phương tiện không-kỹ-thuật SEO là thông qua tiếp thị truyền thông xã hội.
Bạn cần đảm bảo có mặt trên tất cả các kênh xã hội có liên quan (ở bất kỳ nơi nào khán giả của bạn có thể có) và không thể phát sóng nội dung của bạn một cách vô hồn, mà bằng cách sử dụng các kênh đó như một kênh dịch vụ khách hàng và giao tiếp với mọi người một cách thân thiện, hữu ích và giải trí.
Công cụ tìm kiếm KHÔNG tìm kiếm những gì?
Có rất nhiều cách thực hiện SEO “mũ đen” có thể đem lại toàn bộ hình phạt của Google lên trang web của bạn, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh làm những điều sau, ngay cả khi chúng trông như một chiến thắng dễ dàng vào thời điểm đó.
17) Nhồi nhét từ khoá
Lạm dụng từ khoá, đặc biệt là khi chúng làm ảnh hưởng đến khả năng đọc trên trang web của bạn. Có một cuộc tranh luận rằng liệu Google có còn sử dụng từ khoá như một yếu tố xếp hạng nữa không.
18) Mua link hoặc trao đổi link quá mức
Suy nghĩ về việc tiếp cận một trang trại chuyên cày link? Đừng làm vậy, điều đó không đáng. Các liên kết có giá trị nhất đến trang web của bạn là những liên kết đến từ các trang web có uy tín trong lĩnh vực riêng của bạn.
19) Quảng cáo khó chịu
Bất cứ điều gì bắt người khác phải làm quá mức sẽ phá hủy niềm vui được đọc nội dung và làm chậm tốc độ trang web của bạn.
20) Quảng cáo chuyển tiếp trên thiết bị di động
Nếu bạn giới thiệu khách truy cập di động với các quảng cáo toàn màn hình để tải xuống ứng dụng của bạn, Google sẽ đánh giá bạn không còn thân thiện với thiết bị di động.
21) Nội dung trùng lặp
Nếu Google tìm thấy hai mẩu nội dung giống hệt nhau, cho dù là trên trang web của riêng bạn, hoặc trên một trang khác mà bạn thậm chí không biết đến, Google sẽ chỉ lập chỉ mục cho một trong những trang đó. Bạn nên biết về các trang web scraper, ăn cắp nội dung của bạn một cách tự động và tái bản bài viết như của riêng bạn.
22) Văn bản và liên kết ẩn
Có một cách để thao túng bảng xếp hạng mà người dùng không bao giờ thấy, nhưng Google có thể sẽ tìm ra và phạt bạn.
Tránh sử dụng chữ màu trắng trên nền trắng, định vị văn bản ngoài màn hình, đặt kích thước phông chữ thành không hoặc ẩn một liên kết trong một ký tự đơn lẻ như dấu phẩy hoặc dấu chấm. Thật khó cưỡng lại việc đặt một liên kết ẩn ở dấu chấm cuối bài.
Những điều trên không phải là tất cả mọi thứ mà bạn có thể làm để việc SEO thành công ngay từ ban đầu, nhưng ít nhất đây là một nền tảng tốt dành cho bạn.[:]