Việc phát triển một chiến lược marketing là điều cần thiết ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi thiếu marketing, mọi nỗ lực khiến khách hàng biết đến bạn đều trở thành sự may rủi và đôi khi không mang lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, chiến lược marketing của bạn cần phải đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và phát triển được mối quan hệ trong dài hạn cũng như có thể mang lại lợi nhuận với những khách hàng đó.
Để đạt được điều này, đòi hỏi chiến lược của bạn cần sự dẻo dai, linh hoạt để có thể đáp ứng kịp thời theo sự thay đổi và nhu cầu của khách hàng. Điều này có thể giúp bạn xác định được thị trường mới có khả năng mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp trong tương lai hay không.
Một khi bạn đã xây dựng và thực hiện được chiến lược cho riêng mình, hãy cố gắng giữ vững hiệu quả và đáp ứng kịp thời những yêu cầu được đưa ra để mang lại thành công cho mình.
Chìa khóa vàng cho một chiến lược marketing thành công
Một trong những chìa khóa chính quyết định chiến lược marketing của bạn có thành công nằm ở bạn. Bạn buộc phải có kiến thức về những gì mình đang thực hiện, đồng thời biết được những khách hàng tiềm năng của bạn sẽ nằm trong nhóm khách hàng nào hoặc phân khúc nào để có thể xác định đúng nhu cầu của họ. Bạn có thể biết được điều đó thông qua việc nghiên cứu thị trường và sau đó phân tích, sử dụng những dữ liệu trên thật hiệu quả cũng như tập trung vào chiến lược của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo một chiến lược marketing, mà nhờ vào đó có thể phát huy được điểm mạnh của doanh nghiệp và đáp ứng chính xác nhu cầu của nhóm khách hàng mà bạn muốn nhắm đến. Ví dụ, với một nhóm khách hàng cụ thể, đối với họ, chất lượng là điều mà họ quan tâm nhất, thì bất cứ hoạt động marketing nào mà doanh nghiệp bạn đưa ra cần nhắm vào sự thu hút mối quan tâm của họ về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.
Khi đã làm tốt điều đó, hãy tiếp tục đưa ra các hoạt động marketing mà bạn chắc chắn rằng khách hàng sẽ biết đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp và tại sao sản phẩm/dịch vụ của bạn lại là thứ mà khách hàng cần quan tâm đến.
Bạn có thể đạt được điều này thông qua việc sử dụng nhiều hình thức marketing khác nhau như quảng cáo, triển lãm, quan hệ công chúng, các hoạt động trên Internet, hoặc có thể tận dụng lợi thế của chiến lược ‘điểm bán hàng’ (point-of-sale) nếu bạn là nhà bán sỉ. Bạn chỉ nên tập trung vào những hoạt động mà bạn nghĩ mình có thể thực hiện được nó một cách tốt nhất. Tránh tình trạng dàn trải chi phí cho quá nhiều hoạt động.
Một yếu tố quan trọng khác thường bị bỏ lỡ bởi nhiều doanh nghiệp chính là việc kiểm tra và đánh giá chiến lược và nhìn lại hiệu quả đạt được sau quá trình thực hiện. Việc làm này có thể giúp bạn nhận ra sai sót của mình để cải thiện tốt hơn cho các chiến lược sau trong tương lai. Có một cách đơn giản hơn, chính là hãy hỏi khách hàng về doanh nghiệp của bạn.
Khi bạn đã quyết định thực hiện một chiến lược marketing, hãy vẽ ra kế hoạch marketing cho nó. Kế hoạch đưa ra nên được xem xét và đánh giá một cách kĩ lưỡng để có thể đáp ứng nhanh chóng theo nhu cầu khách hàng và sự biến đổi của thị thường cũng như nền kinh tế thế giới.
Thấu hiểu điểm mạnh và điểm yếu của chính bạn
Chiến lược marketing của bạn phải thể hiện được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp có tác động như thế nào đến hiệu quả mà bạn đạt được.
Ma trận SWOT sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Hơn thế nữa ,sử dụng khung phân tích SWOT có thể giúp bạn nhìn nhận được chính mình và những đối thủ cạnh tranh, bắt đầu vẽ ra chiến lược giúp bạn khác biệt so với đối thủ để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Điểm mạnh:
• Công ty bạn có những lợi thế gì?
• Những gì mà không ai có thể làm tốt hơn bạn?
• Những nguồn chi phí thấp duy nhất mà bạn có là gì?
• Điều gì được cho là điểm mạnh của bạn trên thị trường?
• Những yếu tố nào giúp bạn bán được hàng?
Hãy xem xét quan điểm nội bộ, quan điểm của khách hàng cũng như từ thị trường. Thực tế cho thấy quá dễ dàng rơi vào tình trạng ”không nhận thấy triệu chứng” (Nếu bạn gặp phải vấn đế này hãy thử viết ra một danh sách những đặc điểm của bạn. Mong rằng trong số đó sẽ có những điểm mạnh).
Khi nhận ra những điểm mạnh của mình, hãy liên hệ tới đối thủ
Ví dụ: tất cả đối thủ của bạn cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, do đó quy trình sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao không phải là một điểm mạnh trên thị trường, đó là điều tất yếu thôi.
Điểm yếu:
• Những gì bạn có thể cải thiện?
• Những gì bạn nên tránh?
• Người ta có thể thấy những điểm yếu nào của bạn trên thị trường ?
• Những yếu tố nào làm mất doanh thu ?
Một lần nữa, hãy xem xét điều này dưa vào cơ sở bên trong và bên ngoài:Phải chăng mọi người đều nhận thấy những điểm yếu còn bạn thì không? Phải chăng những đối thủ cạnh tranh đang làm tốt hơn bạn? Tốt nhất bây giời là cần phải thực tế, đối mặt với những khó khăn sớm nhất có thể.
Cơ hội:
• Đâu là những cơ hội tốt đối với bạn?
• Những xu hướng hay mà bạn nhận thấy là gì?
Cơ hội hữu ích có thể đến từ những việc như:
• Thay đổi trong công nghệ và thị trường cả quy mô rộng và hẹp.
• Thay đổi chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn.
• Thay đổi về mô hình xã hội, cơ cấu dân số, thay đổi lối sống.
• Các sự kiện địa phương.
Một cách tiếp cận hữu ích cho việc tìm kiếm những cơ hội là nhìn vào điểm mạnh của mình và tự hỏi liệu những điểm mạnh này có mở ra cơ hội này nào mới hay không.
Ngoài ra, hãy nhìn vào điểm yếu của bạn và tự hỏi liệu bạn có thể tạo ra cơ hội bằng cách loại bỏ chúng.
Nguy cơ:
• Những trở ngại nào bạn phải đối mặt?
• Bạn lo lắng không biết hiện giờ đối thủ canh tranh của bạn đang làm gì?
• Có phải những yêu cầu về công việc, sản phẩm hay dịch vụ của bạn đang thay đổi?
• Những thay đổi công nghệ đang đe dọa vị trí của bạn?
• Bạn có nợ khó đòi hay những vấn đề về xoay vòng vốn?
• Những điểm yếu (trong phần điểm yếu bên trên) là nguy cơ đe dọa doanh nghiệp của bạn?
Mẹo và cạm bẫy
Trước khi nhìn vào thị trường mới, sẽ kinh tế và nhanh chóng hơn nếu bạn nghĩ đến việc làm thế nào để bạn có thể có được nhiều thị phần khách hàng nhất thay vì cứ mãi tìm kiếm những khách hàng mới.
Tập trung vào thị trường
Các dữ liệu về chiến dịch marketing của bạn nên có:
- Phân tích những nhu cầu khác nhau của những nhóm khách hàng khác nhau.
- Tập trung vào thị trường mà bạn có ưu thế nhiều nhất
- Chiến lược 20/80 – đặt 20% nỗ lực của bạn vào những khách hàng có khả năng mang đến cho bạn 80% lợi nhuận
Bên cạnh đó đừng quên theo sát những điều sau đây:
- Hỏi ý kiến bên thứ 3 về chiến lược của bạn – họ có thể cho bạn những lời khuyên hoặc điểm yếu mà bạn không nhận thấy được.
- Kế hoạch marketing cần được thiết lập mục tiêu, hành động, thời gian, chi phí, nguồn tài nguyên và hiệu quả của họa động bán hàng
- Đo lường hiệu quả đạt được và chuẩn bị cho sự thay đổi những yếu tố không mang lại hiệu quả.
Cạm bẫy cần tránh:
- Thổi phồng về nhu cầu khách hàng
- Phớt lờ sự cạnh tranh
- Chỉ tập trung cạnh tranh về giá
- Nguồn khách hàng kém đa dạng
- Cố gắng phát triển nhanh chóng
- Tự mãn với kết quả đạt được và phớt lờ những đổi mới