Đặt “Search” và “Display” vào cùng một chiến dịch
Với những tân binh về lĩnh vực Google Adword, thì đơn giản là như thế này..
Có 2 mạng lưới cơ bản mà bạn có thể chạy chiến dịch trên đó:
Search Network – Đây là nơi mà quảng cáo (Ads) của bạn có thể được hiển thị trên Google.com khi ai đó search từ khóa liên quan đến quảng cáo của bạn ( hoặc trên những kênh tìm kiếm khác có liên quan đến Google).
Display Network – Đây là nơi quảng cáo của bạn hiển thị 1000 lần trên website tiềm năng trên Google Display Network- nơi Google hiển thị quảng cáo.
“Search” và “Display” có những điểm khác biệt LỚN như sau:
- Cách lựa chọn từ khóa (keyword) khác nhau
- Cách bạn viết quảng cáo (Ads) khác nhau
- Cách bạn thiết lập giá thầu (Bids) khác nhau
Có thể bạn vẫn chưa thấy chiến dịch (campaigns) chia ra hai phần tách biệt như vậy đúng không?
Gần đây, Google đã có một vài thay đổi trên hệ thống của mình với chức năng mới “ Search With Display Select”. Nếu bạn là tân binh, thì hiện tại chỉ có duy nhất một sự lựa chọn nếu bạn muốn chạy quảng cáo trên cả 2 mạng lưới “Search” và “Display”.
Cách khác, gợi ý của tôi là bạn vẫn nên giữ việc tách riêng biệt “Search” và “Display”. Tính năng “Search With Display Select” được cho là tín hiệu cải tiến và là công cụ dùng cho việc tiên đoán khi nào và nơi nào quảng cáo của bạn được thể hiện một cách tốt nhất.
Nghe thì có vẻ hay đấy, nhưng suy cho cùng thì Search và Display thì vẫn là 2 cá thể hoàn toàn khác biệt với nhau. Chính vì vậy, nếu bạn đang chạy quang cáo nhắm vào cả 2 tính năng trên thì tốt hơn hết vẫn nên tách biệt chiến dịch của chúng ra.
Đừng dùng Broads như điểm dựa chính (Broad Match)
Match Types có thể gây nhầm lẫn cho tất cả những người mới vào Google AdWords.
Bạn có thể tùy chọn cách sử dụng các kiểu chạy keyword của bạn. Như tùy chọn đối sánh rộng, đối sánh cụm từ, chính xác và phủ định. Thường nó làm cho người chạy Google AdWords lần đầu tiên hoang mang, và do đó họ chỉ đơn giản là kết thúc với các nhóm quảng cáo mở rộng.
Khi bạn quan tâm đến cách chạy Google Adwords hiệu quả, bạn nên tìm hiểu về các loại đối sánh và sử dụng loại đối sánh đúng tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng khi click vào mẫu quảng cáo của bạn. Quan trọng hơn là tiết kiệm chi phí!
Các loại đối sánh chính là:
- Đối sánh chính xác (Exact match): người dùng phải tìm chính xác từ khóa của bạn thì quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- Kết hợp cụm từ (Phrase Match): người dùng phải tìm kiếm bao gồm 2 (hoặc nhiều) từ trong cụm từ của bạn, thì quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- Kết hợp rộng (Broad match) : người dùng tìm phải bao gồm ít nhất một trong các từ trong cụm từ của bạn thì quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- Đối sánh rộng được sửa đổi (Broad match modified): người dùng phải tìm bao gồm các từ cụ thể từ các từ khóa (theo thứ tự bất kỳ), thì quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Sẽ tốt hơn cho chiến dịch của bạn nếu các quảng cáo được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau.
Nếu lần thử đầu tiên không thành công, đừng nản chí..
Đầu tiên, hãy thử xem lại quảng cáo mà bạn muốn đặt lên Google có chứa quá nhiều những từ khóa tìm kiếm không liên quan hay không.
Việc thứ hai bạn nên nắm rõ chính là bởi vì có thể bạn không biết nhiều đến việc quá trình tìm kiếm thường buộc phải phù hợp với từ khóa mà bạn gắn trên mỗi ads. Điều này thật sự gây khó khăn cho việc viết quảng cáo để nhắm vào mục tiêu chính.
Thêm vào nhiều hơn các từ khóa có liên quan đến quảng cáo của bạn, càng nhiều người click chuột vào quảng cáo thì điểm chất lượng (Quality Score) của bạn sẽ càng được cải thiện ( Điểm chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng chính được Google sử dụng để đánh giá vị trí xếp hạng của bạn và số tiền mà bạn phải trả cho mỗi click chuột).
Vì vậy, hãy tránh xa việc dùng Broad Match ( Trừ khi bạn có đủ kinh nghiệm và chỉ muốn dùng thử Broad Match với mục đích tìm kiếm các từ khóa tốt hơn)
Tip hay dành cho bạn: Hầu hết các chiến dịch đều kết hợp việc sử dụng các từ khóa đối sánh chính xác (Exact Match) và từ khóa đối sánh rộng được sửa đổi ( Broad Match Modifier ) nhưng kết quả mang lại sẽ tốt hơn hay xấu đi thì còn tùy thuộc vào bạn.
Đừng bỏ đi hết những thay thế không tốt
Đối với những bạn đang chạy chiến dịch trên Display Network hoặc đang có ý định chạy, thì đây chính là phần mà bạn cần quan tâm.
Tùy thuộc vào quảng cáo,chiến dịch của bạn mà Display Network sẽ là điểm đến tiềm năng – nơi mà bạn có thể có cho mình nhiều traffic và tỉ lệ chuyển đổi (Conversion) hơn so với chiến dịch trên Search.
Và có rất nhiều cách để bạn nhắm vào mục tiêu khách hàng mà bạn muốn tiếp cận khi sử dụng Display Network bao gồm:
- Nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh, từ khóa hiển thị
- Nhắm mục tiêu theo chủ đề và lĩnh vực của website
- Nhắm chọn theo sở thích khách hàng tiềm năng
- Nhắm chọn theo độ tuổi, giới tính (lựa chọn theo nhân khẩu học)
Nhắm mục tiêu theo vị trí đặt (lựa chọn website hiển thị quảng cáo)
Ví dụ với lựa chọn nhắm mục tiêu theo chủ đề. Với lựa chọn này, bạn có thể chạy quảng cáo trên trang web với những đề mục có chủ đền liên quan hoặc những những đề mục được chia nhỏ khác có liên quan đến đề mục lớn mà bạn lựa chọn ( bạn có thể chọn hơn 1700 đề mục)
Nếu bạn là một trong những thế hệ dẫn đầu trong việc bán buôn sản phẩm trên Google Adwords với mục tiêu nhắm đến là những doanh nghiệp nhỏ. Thì một trong những mục chủ đề bạn nên thêm vào những đề mục chính là “Marketing”
Các trang Web trên Google hiển thị quảng cáo của bạn ( họ cho rằng những quảng cáo đó có liên quan đến chủ đề Marketing) . Có thể bạn sẽ chẳng có việc gì để làm với Marketing nhưng ít nhất thứ bạn có được chính là danh tiếng và vị thế của mình trong lòng khách hàng.
Ví dụ chúng ta đang chạy một chiến dịch với mục tiêu chính là đề mục “Marketing” nhưng trong khi đó một trong những website hiển thị quảng cáo đang chạy lại có những đề mục không liên quan như thời trang, bóng đá. Bạn nên biết rằng, khi chạy chiến dịch trên Display, bạn buộc phải thận trọng và quan sát thật kĩ nội dung của những quảng cáo sẽ được hiển thị. Ngân sách mà bạn sẽ phải tiêu tốn nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào yếu tố này.
Vậy làm thế nào để tránh được tình trạng trên?
Placement Report sẽ là công cụ hữu ích dành cho bạn. Nó thể hiện những trang web mà quảng cáo cuea bạn được chạy trên đó ( dựa theo số liệu Số lần hiển thị – Impression, Số nhấp chuột – Click, Tỉ lệ chuyển đổi – Conversion, etc.)
Hãy thử đi vào chiến dịch trên Display của bạn như mọi và nhìn vào vị trí mà quảng cáo của bạn hiển thị, bao gồm cả những quảng cáo không mang lại hiệu quả. Và nếu chỉ vì chiến dịch mà bạn chạy đạt hiểu quả cao trong một thời gian mà nghĩ rằng bạn không cần làm như vậy thì hãy bỏ ngay suy nghĩ ấy! Mọi thành công đều cần một cái nhìn kĩ lưỡng từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Một chiến dịch thông thường sẽ mang đến cho bạn trung bình khoảng 5,000 lượt hiển thị mỗi ngày trong vài tháng và có thể đạt đến 100,000 lượt hiển thị trong vài ngày. Điều này phụ thuộc lớn vào website mà quảng cáo của bạn được thể hiện trên đó. Những trang có mức độ liên quan thấp đến nội dung quảng cáo sẽ không mang đến cho bạn được thêm bất kì tỉ lệ chuyển đổi nào cho dù lượng traffic có cao đến mấy.
Một mẹo nhỏ nữa mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn
Trong các chiến dịch trên Display Network, sẽ có sự lựa chọn “Site Category” dành cho bạn. Tính năng này sẽ giúp bạn có thể loại bỏ những trang mà quảng cáo của bạn không được hiển thị.
Kết cấu Google Adwords của bạn kém
Cách bạn quản lý từ khóa (keyword), nhóm quảng cáo ( Ad groups) và chiến dịch (Campaigns) trong Google Adwords như thế nào sẽ quyết định kết quả mà bạn nhận được.
Có rất nhiều trường hợp người dùng Google Adword chỉ chạy một chiến dịch duy nhất và chỉ có một nhóm quảng cáo với tất cả các từ khóa cho mọi chủ đề.
Nếu bạn tự nhận thấy mình nằm trong trường hợp trên, thì đã đến lúc bạn tạo nên sự khác biệt cho tài khoản Google Adwords của mình rồi đấy.
Với cách quản lý như vậy chắc chắn bạn sẽ trả với mức phí gấp đôi cho mức phí bạn nên trả cho mỗi click chuột.
Nghiên cứu từ khóa trước khi chạy chiến dịch: Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa – Google Keyword Planner để tìm ra được những từ khóa có liên quan nhất đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp để tối ưu hiệu quả từ khóa quảng cáo giúp tiếp cận chính xác nhất đến khác hàng tiềm năng.
– Tối ưu hóa đấu giá từ khóa: Không phải doanh nghiệp nào cũng có một ngân sách chạy Adwords thoải mái. Vì vậy, bạn cần cân nhắc tập trung vào những từ khóa sẽ mang lại hiệu quả cao nhất khi quảng cáo. Lưu tâm đến việc đấu giá thêm các từ khóa dài vì chúng thường có độ cạnh tranh thấp và chi phí rẻ hơn từ khóa ngắn.
– Sử dụng từ khóa chính trong tiêu đề và cố gắng lặp lại các từ khóa trong phần mô tả. Sử dụng sitelink để mở rộng quảng cáo và chèn thêm các từ khóa có liên quan khác. Một gợi ý là bạn có thể chèn từ khóa dạng động (Dynamic Keyword Insertion) mà người dùng tìm kiếm nhiều nhất lên tiêu đề quảng cáo để tăng mức độ liên quan của nó.
– Lập danh sách từ khóa và Phân loại từ khóa thành những nhóm nhỏ riêng biệt và có liên quan đến nhau để dễ dàng trong việc điểu chỉnh và thiết lập.
Nguồn: digitalmarketer.com