Bạn đang tự hỏi quảng cáo nào trên Fanpage Facebook của bạn là có hiệu quả?
Hay bạn đang rối tung lên với tất cả những thông tin về Facebook quảng cáo mà bạn tìm kiếm được trên Google?
Không quan trọng việc bạn đã tạo được trang Fanpage dài hay ngắn. Bởi những thông tin dưới đây sẽ thực sự có ích cho bạn trong việc tái tạo lại Facebook page cho doanh nghiệp trong tương lai tới.!
Bài viết bao gồm 6 mẹo cơ bản giúp bạn có thể quản lý Fanpage một cách chuyên nghiệp và hiệu quả ngay từ hôm nay.
#1 Kiểm tra mức độ ưu tiên cho các bài đăng của bạn
Trang timeline của bạn có phải đang chứa vô vàn các bình luận mang tính “nghiêm trọng” hoặc là bạn đang cố tình phớt lờ điều đó?. Nếu đúng là như vậy thì đã đến lúc bạn nên cài đặt chế độ quyền được đăng bài (Posting Ability tab) trên trang của bạn.
Cách làm như sau: Chọn Chỉnh sửa trang (Edit Page) từ trang Admin. Sau đó chọn Chỉnh sửa cài đặt (Edit Settings).
Từ đây, chọn phần chỉnh sửa Quyền được đăng bài ( edit the Posting Ability Tab) và quyết định người có khả năng đăng bài lên trang của bạn hoặc nếu bạn chỉ muốn thiết lập quyền đó cho riêng mình.
Trong khi đó, tôi thường ưu tiên việc cho phép việc mở quyền truy cập trang, ngay cả khi việc đó có thể khiến khách hàng nhìn thấy được những bài đăng mang tính tiêu cực được xuất hiện. Đó là mặt tiêu cực, nhưng mặt tính cực khi tôi làm vậy, chính là tôi muốn khách hàng của mình có thể nhìn thấy cách tôi giải quyết với những bài đăng mang tính chỉ trích đó. Với một số doanh nghiệp, sẽ dễ dàng hơn nếu cho phép người dùng để lại tin nhắn riêng tư khi có vấn đề mang tính cá nhân. Sử dụng cài đặt “Posts by Page Only” cũng có thể ngăn chặn được việc ‘spam’ từ người dùng Facebook đến bạn.
#2 Sử dụng Facebook Insight để xác đinh rõ diễn biến trên trang Facebook của bạn.
Có 2 dạng admin quản lý trang Facebook thường gặp: một là người quản lý dựa trên cảm tính – khả năng sử dụng trang Facebook thông thường và người dùng Insight để quản lý.
Việc kiểm tra Facebook Insight sẽ giúp bạn đáp ứng được nhu cầu của người dùng Facebook. Ví dụ như, thông qua Insight, bạn thấy được những bài đăng có kèm hình ảnh thường được người xem quan tâm đến nhiều hơn so với cái bài đăng chỉ chứa kí tự thông thường. Hãy thử loại bỏ hình ảnh và chỉ chừa lại thông điệp chữ đơn thuần để xem kết quả mang lại.
Edgerank là một trong những thuật toán quan trọng nhất đối với Facebook, và là nhân tố quan trọng mà các marketer phải biết để làm facebook marketing. Dù vậy, nhưng rất ít người đã từng nghe đến nó và thậm chí còn ít người nói rằng họ hiểu về nó. Việc kiểm tra Insight sẽ giúp bạn quản lý trang ổn định bất kể Facebook có quẳng ra các thuật toán làm khó đến bạn.
#3 Chia quyền quản lý
Facebook cho phép bạn ấn định 5 người vào vị trí quản lý trang với các vai trò: quản lý (manager), Biên tập viên (content creator), người tương tác với người dùng (moderator), người quảng cáo (advertiser) và người phân tích insight (insight analyst). Mỗi vị trí sẽ có quyền hạn khác nhau, và chỉ duy nhất người quản lý (manager) có quyền hạn sửa đổi vai trò của tất cả các vị trí còn lại. Vai trò của mỗi vị trí được Facebook mặc định như sau:
Bạn có thể thêm bao nhiêu admin quản lý trên Page mà bạn muốn. Để thêm admin, đến “Chỉnh sửa trang” (Edit Page) và nhấp chuột vào “Quyền quản lý” (Admin Roles). Rê chuột xuống và chọn “Thêm người quản lý” (Add Another Admin).
Chú ý: Người bạn chọn làm Admin buộc phải nhấn “Thích” trang. Để tránh trường hợp xung đột giữa các vai trò quản lý trên trang, trước khi phân quyền, bạn nên lập ra một bảng hướng dẫn và điều lệ cho toàn bộ các vai trò.
1. Buổi đào tạo kĩ năng Facebook hàng quý
Thảo luận về vai trò và lắng nghe kì vọng của nhân viên, người có vai trò trong việc quản lý trang. Tại mỗi buổi họp hàng quý, thảo luận vào các tính năng mới, ý kiến của bạn về các bài đã đăng, cũng như nói về những chiến thuật mới mà bạn muốn thực hiện.
2. Xác định tiếng nói của bạn với các thành viên khác
Mỗi cá nhân đều có tiếng nói riêng. Các thành viên quản lý trang nên hợp tác cùng nhau để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Hãy chắc chắn rằng các thành viên quản lý hiểu được vai trò của vị trí Manager trong trang.
3. Giữ một tài liệu chia sẻ được với nhiều người ( ví dụ như Google doc) để có thể phác họa được các chính trang về phương tiện truyền thông của công ty. Nhân viên nên tham khảo tài liệu này bất cứ khi nào họ thắc mắc về nội dung nên và không nên đăng tải. Tài liệu này cũng nên được bao gồm những gợi ý về cách tương tác với người dùng Facebook.
4. Không nên lạm dụng chức quyền – Đừng bao giờ chỉ đưa ra lệnh cho các nhân viên quản lý. Càng ít người quản lý, càng tốt cho bạn. Chỉ cần hai hoặc ba người quản lý việc đăng tải, phản hồi yêu cầu và quản lý trang là đủ.
5. Mở rộng việc giao tiếp với các thành viên quản lý – “Nếu bạn không chắc, hãy hỏi!”. Cho dù đối với việc đối người dùng Facebook đăng tải những bình luận tiêu cực, hoặc chia sẻ lên trang những bài viết không có lợi cho doanh nghiệp. Hãy tạo cho nhân viên thói quen HỎI nếu có bất kì thắc mắc gì xảy ra trong quá trình làm việc. Khuyến khích họ mở rộng việc trao đổi, giao tiếp với các thành viên khác để giảm thiểu tối đa rủi ro mắc phải.
#4 Chọn “Featured Likes”
Việc nhấn “Like”: với các trang khác sẽ giúp bạn xây dựng được sự kết nối nhiều hơn ( và khi họ đáp lại, điều đó sẽ mang đến sự tương tác cho trang). Nhưng có thể bạn sẽ không muốn khách hàng khi vào trang và nhận thấy sự xuất hiện của các trang khác trên trang chủ của mình. Và may mắn là bạn có thể kiểm soát được việc hiển thị những trang bạn đã nhấn “Like” trong dòng thời gian (timeline) của mình.
Để chọn Featured likes, bạn hãy đến phần Admin Panel, chọn Edit Page, sau đó chọn Edit Settings. Tiếp theo, nhấp chuột vào More và chọn select Featured. Sau đó bạn có thể chọn edit your featured likes.
#5 Đánh dấu trang Facebook chỉ dẫn và làm quen lại với những thay đổi của Facebook trong thời gian gần đây
Facebook có thói quen thay đổi những điều lệ cho dich vụ của nó một cách…thường xuyên. Và nếu bạn không nắm bắt kịp thời theo những thay đổi ấy, hãy kiểm tra Trang Facebook Hướng Dẫn, sẽ hơi khó khăn cho bạn trong thời gian đầu để tìm hiểu những thay đổi ấy và áp dụng.
Dĩ nhiên việc đọc những trang blog về truyền thông mạng xã hội sẽ tương tự như việc bạn trở thành người kiểm tra giám sát mạng xã hội. Nhưng cách làm này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về việc quảng cáo trên kênh phương tiện này. Và dù thế nào đi nữa, việc đính trang hướng dẫn của Facebook vào phần “nên để tâm” cũng rất nên để cần ngay khi có thể bạn nhé!
#6 Sử dụng Facebook như là một trang cộng đồng thay vì cho chính bạn
Nếu bạn là nhà quản trị của một trang, bạn đơn giản hóa việc quản lý trang, bạn phản hồi lại lời bình luận của người dùng Facebook một cách ‘chuyên nghiệp’, bạn thể hiện cho mọi người thấy mình là một doanh nghiệp thực sự. Nhưng bạn có biết rằng việc bạn thay đổi thông tin trên Facebook không chỉ đơn giản giốg như việc bạn thay đổi hoặc quản lý trang cá nhân của bạn như cách đơn thuần mà bạn đã biết?
Tại sao sẽ tốt hơn nếu bạn nên thực hiện điều này? Nếu bạn đang có vấn đề tương tự hoặc đang làm việc cho một công ty B2B, thì đây là cách tốt để xây dựng sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, thể hiện cho họ biết rằng chúng ta là một đội, không phải là kẻ đối đầu.
Giả sử bạn sở hữu một nhà hàng. Bạn muốn có thêm nhiều mối quan hệ với các khách sạn, khi khách hàng ‘check out’ tại khách sạn, bạn muốn họ sẽ nhìn thấy những thông tin tích cực và hữu ích và điều đó có thể mang lại khách hàng đến cho bạn từ những khách sạn đó. Dĩ nhiên, đây sẽ là một phương thức mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn, chắc hẳn bạn sẽ không muốn việc đăng tải thường xuyên các bài quảng cáo hay những lời khen mang tính thiếu chân thật về doanh nghiệp. Nhưng việc hợp tác quảng bá giữa các doanh nghiệp như vậy thì lại khác, bởi hiệu quả mà nó sẽ mang lại cho bạn là hoàn toàn có thể.
Để ‘hành động’ như một trang trên Facebook, nhấp chuột vào “ Setting icon” trên góc phải phải Facebook profile của bạn và bạn sẽ thấy cho mình sự lựa chọn “Use Facebook as” ( sử dụng Facebook với tư cách là). Khi bạn chọn tính năng “Use Facebook as a Page” , bạn chỉ có quyền đăng và bình luận với tư cách là Trang bình luận, không phải cá nhân bạn.