VIDEO CHẤT LƯỢNG LÀ CHÌA KHOÁ THÀNH CÔNG CHO DOANH NGHIỆP

Mỗi sản phẩm của chúng tôi đều là một sự đầu tư tận tâm và nghiêm túc, không những giúp đối tác tạo dựng danh tiếng, khẳng định thương hiệu mà còn đặt gieo niềm tin cho sự gắn bó và hợp tác lâu dài.

Marketing Online

Top 10 chiến dịch Marketing B2B hiệu quả nhất

Chúng ta luôn tò mò những chuyên gia trong lĩnh vực kin doanh nghĩ như thế nào về Marketing. Dưới đây là những gì chúng tôi ngẫu nhiên tìm thấy được sau quá trình xem xét, tìm hiểu từ những bài nghiên cứu kết quả, báo cáo có liên quan và đưa ra danh sách Top 10

những chiến dịch marketing B2C được xem là thành công và có hiệu quả.


Cause Marketing – Tiếp thị vì mục đích cao đẹp

Cause Marketing là sự nỗ lực hợp tác giữa tổ chức có lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận nhằm xúc tiến lẫn nhau và nhận được lợi ích từ xã hội và các tổ chức từ thiện khác. Thực chất “Cause Marketing” không phải là hình thức marketing phi lợi nhuận, mà trên thực tế, chiến lược này được tạo ra với mục đích hỗ trợ các các chiến lược kinh doanh nhằm thu về lợi nhuận cho công ty.

Sự khác biệt ở đây là “Cause marketing” không phải chỉ đơn thuần quảng bá 1 sản phẩm nào đó cho người dân, mà ngoài ra còn gây quỹ, khuyến khích sự tham gia của mọi người vào 1 vấn đề cụ thể nào đó, đó có thể là về xã hội, môi trường hoặc là bất kỳ 1 vấn đề nào khác.

Bạn có biết: 64% khách hàng muốn các tổ chức tích hợp các hoạt động xã hội trực tiếp vào mô hình kinh doanh của họ.

Direct Selling – Bán hàng trực tiếp

Bán hàng trực tiếp – Marketing và bán hàng trực tiếp đến khách hàng. Trong mô hình này,  từng cá nhân người bán hàng thường xây dựng bộ mặt doanh nghiệp trực tiếp với khách hàng bằng cách giải thích rõ và bán sản phẩm thông qua cách dẫn dắt, giới thiệu của mình. Ba nhà bán lẻ trực tiếp hàng đầu trong năm 2015: Amway, Avon và Herbalife.

Hợp tác thương hiệu và tạo tính tương đồng trong Marketing

Hợp tác thương hiệu là phương pháp marketing trong đó có ít nhất 2 thương hiệu tham gia cùng nhau để quảng bá và bán từng sản phẩm, dịch vụ. Thương hiệu có tác dụng giúp doanh nghiệp chiếm được lòng tin từ phía khách hàng, tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Do đó, khách hàng sẽ sẵn lòng chi trả thêm cho hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp.

Điều thứ hai, hợp tác thương hiệu có thể ngăn chặn được việc sao chép sản phẩm, dịch vụ từ các nhà sản xuất khác.

Bạn có biết: Trong năm 2014, 6% các sản phẩm được tung ra thị trường đều dựa vào hợp tác thương hiệu.

Earned Media (Media lan truyền)/PR

Earned media ( hoặc Media miễn phí) được cho rằng sẽ mang lại nhiều kết quả hơn so với quảng cáo trả tiền. Earned media có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức: truyền thông xã hội, truyền miệng, quảng bá được đề cập đến trên TV hoặc Radio, bài viết trên báo chí hoặc cái bài xã luận (PR).

Nhưng có một điều chắc chắn rằng: thương hiệu và hình ảnh mà doanh nghiệp bạn muốn quảng bá thông qua Earned Media đều đến từ tự nhiên, bạn không thể mua hoặc trả phí như với quảng cáo truyền thống thông thường.

Bạn có biết: Gần như có đến 75% khách hàng cho rằng Earned Media là chìa khóa ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua hàng.

Point-of-Purchase Marketing (POP)

Point-of-Purchase marketing (hoặc POP Marketing) hay khu vực mua hàng, trưng bày tại các điểm bán lẻ, được hiểu là chương trình tiếp thị hay khuyến mãi bán hàng. Những điểm bán hàng này được đặt ở nơi dễ dàng thu hút sự chú ý và kích thích khách hàng mua hàng. POP giúp quản lý các hoạt động bán lẻ tại nhiều cửa hàng.

Bạn có biết: 64% khách hàng ra quyết định chuyển đổi thương hiệu mua hàng mà không có dự định trước khi được họ tình cờ thấy được quảng cáo, hình ảnh sản phẩm được trưng bày của thương hiệu đó.

Internet Marketing

Internet Marketing hoặc Online Marketing, bao gồm website, email quảng cáo, và thương mại điện tử. Nền tảng phương tiện truyền thông có nhiệm vụ bao gồm việc thúc đẩy quảng bá bộ mặt thương hiệu, quảng cáo sản phẩm và dịch vụ. Tóm lại, Internet Marketing là hình thức quảng cáo kết hợp với quảng cáo truyền thông thông qua các phương tiện như Radio, TV và các quảng cáo được in ấn (Print)

Bạn có biết: Có đến 97% khách hàng tìm kiếm các doanh nghiệp qua mạng

Paid Media Advertising – Truyền thông phải trả tiền

Paid Media là công cụ mà các doanh nghiệp sử dụng để tăng lượt truy cập trên website của họ thông qua quảng cáo trả tiền. Một trong những phương pháp quan trọng nhất của hình thức này chính là Pay-Per-Click ( trả tiền theo click chuột). Về cơ bản, một công ty thường mua hoặc “tài trợ” một đường link được xuất hiện trên công cụ tìm kiếm khi khách hàng chủ động tìm kiếm một từ khóa có liên quan đến nội dung mà doanh nghiệp quảng cáo.

Với hình thức quảng cáo này, mỗi quảng cáo được click chuột thì doanh nghiệp sẽ phải chi trả cho mỗi click một khoảng chi phí cố định nào đó. Số tiền bỏ ra cho mỗi click càng thấp, thì PPC của doanh nghiệp càng hiệu quả.

Bạn có biết: 76% doanh nghiệp sử dụng truyền thông phải trả tiền để quảng cáo.

Word-of-Mouth Marketing – Marketing truyền miệng

Với Word-of-Mouth Marketing (WOMM), bạn không cần phải bỏ ra bất cứ chi phí nào, mọi thứ đều đến từ tự nhiên và có tác động mạnh mẽ đến khách hàng. Marketing truyền miệng đơn giản chỉ là tạo nên câu chuyện để mọi người nói chuyện về bạn, và tạo điều kiện cho câu chuyện đó được diễn ra dễ dàng nhất.

Bạn cần lưu ý, marketing truyền miệng chỉ hiệu quả khi sản phẩm/dịch vụ của bạn thực sự tốt. Đôi khi, sự truyền miệng của khách hàng diễn ra khi sản phẩm hay dịch vụ của bạn quá tốt, khiến họ trở tự nguyện trở thành “người hâm mộ” và nói tốt về doanh nghiệp bạn bất cứ khi nào họ có cơ hội.

Bạn có biết: Hằng năm, các doanh nghiệp có đc 6 ngàn tỉ USD từ hình thức quảng cáo này.

Mạng xã hội  và Marketing lan truyền ( Social Network and Viral Marketing)

Quảng cáo truyền thông mạng xã hội tập trung vào việc cung cấp đến khách hàng những nội dung mà doanh nghiệp tự hào và muốn chia sẻ rộng rãi các thông tin đó thông qua mạng xã hội. Kết quả của hình thức này được đánh giá thông qua việc tăng thông tin mà doanh nghiệp quảng cáo có được nhiều khách hàng biết đến và lượng truy cập nhiều hay thấp.

Truyền thông mạng xã hội chia sẻ nội dung, thông tin, hình ảnh và các Video. Điều này cũng ảnh hửng đến những kết quả mà SEO thông qua Facebook, Twitter, Youtube và Instagram và các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo.

Bạn có biết: 54% báo cáo doanh thu B2C của cá doanh nghiệp ghi nhận rằng nguồn doanh thu của họ tăng lên đến từ hình thức này.

Marketing bằng cách kể chuyện – Storytelling

Marketing bằng kể chuyệnarketing bằng cách kể chuyện – Storytelling (Storytelling Marketing) đang được nhiều nhãn hàng sử dụng trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu. Storytelling chính là hình thức marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện lý thú, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh của hãng. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, vai trò kể chuyện của những marketer đã thay đổi rõ rệt.

Sự phát triển của mạng xã hội đã giúp hình thành những cộng đồng trực tuyến, những “bộ lạc thành thị”, phương tiện mới và cũng là thách thức mới cho các marketer đang theo đuổi chiến dịch storytelling. Không còn là sự lưu hành một chiều, blogger hay thành viên giờ đây có thể phản hồi lại chiến dịch của marketer thông qua góp ý, bầu chọn, bình luận… khiến storytelling càng có sức lan tỏa rộng rãi. Không chỉ là kể chuyện, đó đã là đối thoại và xa hơn là tâm sự hai chiều giữa marketer và nhóm khách hàng mục tiêu.

Bạn có biết: Khách hàng có xu hướng đưa ra quyết định mua hàng cao gấp 3 lần đối với những thương hiệu mang đến cảm xúc tốt cho họ!